Hệ thống làm mềm nước lò hơi (nồi hơi)
Nguồn nước tự nhiên bị ô nhiễm trước khi qua hệ thống thì dùng những vật liệu hoặc thiết bị lọc để đảm bảo được nguồn nước sạch trước khi đến người dân để sinh hoạt, tuy nhiên với hệ thống lò hơi thì xử lý như vậy rất tốn kém.
Nước cứng là nước có hàm lượng Ca++ và Mg++ cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép. Làm mềm nước bằng lò hơi là cách làm giảm hàm lượng hai ion trên để đưa về mức tiêu chuẩn. Cụ thể là 300 mg/l.
Nước cấp cho Lò hơi thường được lấy từ nguồn nước máy của Khu công nghiệp hoặc từ nguồn nước sông, suối, nước giếng. Các nguồn nước này đều có chứa một hàm lượng Ca2+ và Mg2+ (nước cứng) nhất định tùy thuộc vào nguồn nước và khu vực địa lý. Nước cứng khi đưa vào lò hơi sẽ ngày càng đậm đặc hơn và kết tủa thành chất không hòa tan bám vào các thành ống của lò hơi làm giảm hiệu suất truyền nhiệt của lò hơi.
Để ngăn ngừa việc tạo ra cặn bám trong nồi hơi, phương pháp chủ yếu là làm mềm triệt để nước cấp cho nồi hơi và nâng pH để ngăn ngừa quá trình tạo cặn bám. Làm mềm nước chủ yếu dựa vào quá trình trao đổi ion, vì quá trình này khử hầu hết ion hóa trị II. Nâng pH thường dùng xút NaOH để kiềm hóa nước mềm cấp cho nồi hơi, vì nếu dùng Soda Na2CO3, NaHCO3 chúng dễ bị thủy phân trong nước nồi hơi tạo ra khí CO2 làm bẩn hơi và gây ra tác dụng gỉ trên các tuyến ngưng tụ.
Một số khái niệm về lò hơi
Lò hơi (boiler) là một thiết bị chịu áp lực có chức năng biến nước thành hơi nhờ nhiệt năng có được từ việc đốt cháy nhiên liệu hoặc biến đổi từ các nguồn năng lượng khác như điện năng, năng lượng nguyên tử.
Lò hơi công nghiệp là thiết bị sử dụng nhiên liệu để đun sôi nước tạo thành hơi nước mang nhiệt để phục vụ cho các yêu cầu về nhiệt trong các hệ thống lọc nước của những lĩnh vực công nghiệp như sấy, đun nấu,nhuộm, hơi để chạy tuabin máy phát điện, vv...
Công dụng của lò hơi
Lò hơi được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp, mỗi ngành công nghiệp đều có nhu cầu sử dụng nhiệt với mức độ và công suất khác nhau. Các nhà máy như: Nhà máy chế biến thức ăn gia súc, nhà máy bánh kẹo, sử dụng nồi hơi để sấy sản phẩm. Một số nhà máy sử dụng Lò hơi để đun nấu, thanh trùng như nhà máy nước giải khát, nhà máy nước mắm, tương hay dầu thực vật...
Công suất nồi hơi
Công suất Nồi hơi hay công suất nhiệt của nồi hơi là khả năng nhiệt hoá hơi của nồi hơi trên một đơn vị thời gian. Khi ta nói Nồi hơi có công suất 5 T/h ( 5 Tấn hơi / 01 giờ hoặc là 5000 kg/h) nghĩa là trong 01 giờ Nồi hơi này có thể làm hoá hơi ( bốc hơi) một khối lượng nước là 5m3 tới một áp suất nhất định nào đó. Đơn vị tính tấn hơi / giờ được sử dụng thông dụng ở việt nam , ngoài ra, ở các nước khác người ta sử dụng một số đơn vị đo công suất của nồi hơi như BTU, KW, mã lực nồi hơi (boiler horsepower)....
Quy đổi BTU với các đại lượng khác:
- 1 BTU = 1055.06 J ( Jun)
- 1 BTU = 252 cal (calories) = 0.252 kcal (kilocalories)
- Đại lượng BTU trên giờ (BTU/h) là đơn vị năng lượng phổ biến liên quan với BTU.
- 1 W (watt) xấp xỉ 3,412 BTU/h
- 1000 BTU/h xấp xỉ 293 W
- 100000 BTU/h xấp xỉ 2.9899 HP (Nồi hơi)
- 1 HP (Nồi hơi) xấp xỉ 33445.7 BTU/h
- 1 HP (Nồi hơi) = 9.8095 kw
- * 1 HP = 0,736kW ; hoặc
* 1 kW = 1,36 HP. - 1 Calo = 4.1868 J (jun)
Chi tiết hệ thống làm mềm nước nồi hơi
Nguồn nước đầu vào đã qua xử lý nước thô đạt tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt, ăn uống
Chi tiết thiết bị bao gồm:
- Cột áp lực: Chi tiết theo dự toán thiết kế
- Bơm tái sinh: Công suất theo dự toán thiết kế
- Bơm tăng áp: Công suất theo dự toán thiết kế
- Bồn chứa nước thành phẩm: Theo dự toán
- Bồn inox tái sinh
- Hạt nhựa trao đổi ion cation C100: Khối lượng theo dự toán thiết kế
- Đồng hồ áp
- Cát lọc thạch anh, birm
- Ống, van, tê, cút theo hệ thống